icon hotline

Hotline

0945.518.538

icon add to cart

Giỏ hàng

Sản phẩm

Trang chủ Một số đặc điểm nổi bật của tủ rack mà người dùng nên biết

Một số đặc điểm nổi bật của tủ rack mà người dùng nên biết

Tủ Rack là gì? Tủ rack hay còn được gọi là tủ mạng là một tập hợp các cấu trúc phần cứng được thiết kế để chứa các thiết bị kỹ thuật như bộ định tuyến, dây cáp, bộ chuyển mạch, nguồn điện, thiết bị lưu trữ (UPS), thiết bị chống sét…và cả máy chủ.

Đặc điểm và cấu tạo nổi bật của tủ rack - tủ mạng

Đặc điểm và cấu tạo nổi bật của tủ rack - tủ mạng

Đặc điểm tủ rack :

Tủ Rack mạng được làm chủ yếu bằng thép, tôn có độ dày trung bình từ 1.2mm đến 1.5mm, có loại mỏng hơn từ 0.8mm đến 1.0mm. Tủ mạng Rack thường được sơn hai màu: trắng cát (sơn tĩnh điện) và đen xám. Tuy nhiên, nó có thể được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tủ mạng có thể được lắp đặt ngoài trời hay trong nhà. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ngày nay sẽ đặt tủ mạng trong phòng có máy làm lạnh để hạn chế sự tác động của môi trường.

Cấu tạo:

Sau khi chúng ta đã biết được các đặc điểm cơ bản của tủ Rack là gì, hãy đi tiếp tìm hiểu cấu tạo nó để có cái nhìn khái quát hơn nhé.

Tủ mạng có các bộ phận như cánh tủ, nóc tủ, đáy tủ, khay trượt, thanh giằng, thanh tiêu chuẩn…và một số phụ kiện khác như quạt làm mát và nguồn điện. Các cánh cửa trước và sau đều được làm bằng lưới để thông gió, làm mát hệ thống nhanh chóng và giúp dễ dàng giám sát các thiết bị. Cấu trúc tủ Rack là gì? Nó có cấu trúc có thể tháo rời mặt trước, mặt sau để thuận tiện cho việc lắp đặt máy chủ và hệ thống mạng. Nó cũng thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì thiết bị.

Tủ mạng máy chủ thường có bốn thanh tiêu chuẩn và trên đó sẽ có các lỗ để gắn thiết bị. Nhờ đó, bất cứ khi nào khách hàng muốn thuê tủ Rack khi họ đã có máy chủ, họ cũng sẽ biết mình cần sử dụng Tủ Rack máy chủ nào dựa trên thông số kích thước máy chủ.

Các thiết bị bên trong tủ mạng

Các thiết bị bên trong tủ mạng

Tủ Rack mạng là một thiết bị đóng vai trò bảo vệ các thiết bị mạng khác trong hệ thống. Vậy bạn có thắc mắc về các thiết bị được lắp trong tủ Rack là gì không. Nếu có, bạn hãy đọc phần này nhé. Các thiết bị sau sẽ được tìm thấy bên trong tủ mạng là:

  • Khay có thể được cố định hoặc trượt được sử dụng để đặt các thiết bị lên trên
  • Thanh quản lý cáp tùy thuộc vào kích thước và số lượng thiết bị, thanh này sẽ khác nhau ở mỗi tủ mạng.
  • Quạt tản nhiệt: giúp làm mát, thông gió và các thiết bị trong tủ hoạt động ổn định.
  • Nguồn điện: có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị trong tủ mạng.

Ưu điểm của tủ mạng là gì?

Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều không gian nếu hiểu rõ về tủ Rack là gì cũng như loại tủ phù hợp với nhu cầu của mình.

  • Nó cũng cung cấp cho các thiết bị điện tử sự hỗ trợ và ổn định hơn.
  • Tủ rack có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để chứa nhiều loại thiết bị.
  • Che chắn các thiết bị điện tử khỏi các tác động bên ngoài như bụi, nóng, ẩm.
  • Ngăn ngừa hư hỏng do rủi ro cho các linh kiện điện tử.
  • Dễ dàng quản lý nhiều loại cáp và dây kết nối với phần cứng của nhiều thiết bị.
  • Là một khoản đầu tư tài chính dài hạn tuyệt vời.

Ứng dụng của tủ Rack

Sau khi đi tìm hiểu các lợi ích cũng như các ưu điểm của tủ Rack là gì, chúng ta hãy đi đến những ứng dụng thiết thực của tủ Rack máy chủ trong phần này nhé.

  • Máy tính
  • Viễn thông
  • Máy chủ
  • Các ngành công nghiệp phát thanh truyền hình và mạng
  • Ngành công nghiệp sản xuất âm thanh và video chuyên nghiệp
  • Truyền thông và giải trí
  • Tự động hóa phần cứng
  • Ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh
  • Các ứng dụng quân sự

Các loại tủ mạng thông dụng nhất hiện nay

Các loại tủ mạng thông dụng nhất hiện nay

Dựa vào tính chất của ngành cũng như đặc tính kỹ thuật của nó. Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng chính đó là Server Rack, Wallmount Rack, Open Rack và Outdoor Rack.

Server Rack

Đây là loại tủ Rack mạng phổ biến nhất. Cửa tủ Server Rack có phía trước và phía sau được đóng kín hoặc đục lỗ. Các lỗ thông gió giúp không khí lưu thông cả trong và ngoài tủ, giúp làm mát thiết bị.

Ưu điểm của loại tủ này là khá an toàn vì các thiết bị luôn được bảo vệ trong không gian kín, tránh tác động của môi trường. Hơn nữa, giá đỡ máy chủ sử dụng khóa bảo mật để ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài vào các thiết bị trong tủ.

Wallmount Rack

Nếu đang tìm hiểu tủ Rack là gì mà bỏ qua Wallmount Rack thì thật là một điều thiếu sót. Chiếc tủ này được thiết kế nhằm mục đích treo trên tường. Nó có ưu điểm là nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích sàn mà vẫn bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động bên ngoài. Thiết kế của tủ giúp việc lắp đặt và quản lý máy chủ cũng như các thiết bị mạng trở nên đơn giản.

Nhược điểm của loại tủ này là hạn chế về kích thước và khối lượng thiết bị có thể đặt trong đó nên chỉ phù hợp với các hệ thống mạng đơn giản. Có hai loại tủ kệ treo tường: tủ 1 thân rộng 600mm, sâu 450mm hoặc sâu 600mm và tủ hai thân rộng 600mm x sâu 550mm. Bạn nên xác định nhu cầu của sử dụng tủ Rack là gì để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.

Open Rack

Là một loại hệ thống tủ Rack chứa máy chủ và các thiết bị mạng. Tủ Open Rack không giống như các loại tủ Rack khác, nó chỉ có hệ thống khung được bố trí khoa học và không có cửa trước, cửa sau, các mặt xung quanh.

Ưu điểm chính của tủ Open Rack là dễ lắp đặt, dễ tiếp cận hệ thống cáp và dễ bảo trì thiết bị. Vì thế nó là một lựa chọn tốt nếu bạn chưa hiểu rõ về tủ Rack là gì. Đồng thời có thể tổ chức và quản lý thiết bị thuận tiện, tối ưu hóa công suất làm lạnh bằng không khí, giảm chi phí đầu tư và dễ vận chuyển. Nhược điểm của tủ Open Rack là thiếu an toàn vì không có hộc tủ như các dòng tủ khác, tính thẩm mỹ thấp hơn so với các loại tủ Rack khác.

Outdoor Rack

Là loại tủ Rack được sử dụng ngoài trời rất thích hợp cho các thiết bị viễn thông và điều khiển. Là dòng tủ được thiết kế với lớp vỏ thép dày chắc chắn chống cháy, cách nhiệt, chống tác động từ bên ngoài, khóa an toàn bảo mật cao… sẽ giúp giữ an toàn cho hệ thống, thiết bị nếu đặt ở ngoài hoặc di chuyển. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là khó vận chuyển do cồng kềnh và nặng, cũng như chi phí đầu tư cho một chiếc tủ lớn khá cao.

Các thông số cơ bản của tủ Rack

Chiều cao, chiều rộng và chiều sâu là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua tủ Rack mạng. Để có kế hoạch bố trí và lắp đặt khoa học, bạn phải hiểu rõ ý nghĩa các thông số của tủ Rack là gì để chọn chiều cao, chiều rộng và chiều sâu thích hợp.

  • Chiều cao

Hầu hết mọi người sử dụng tủ rack có chiều cao tối đa là 5U.

  • Độ rộng

Nếu không biết chiều rộng của tủ Rack là gì, thì bạn có thể tham khảo phần sau:

Chiều rộng tủ: Một tủ rack có kích thước tiêu chuẩn thường rộng 19 inch (khoảng 600mm). Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần chứa một số lượng thiết bị nhỏ, thì kiểu tủ rộng 10 inch là tốt nhất. Tủ có chiều rộng lên đến 21 inch dùng được cho các máy chủ lớn hơn.

  • Độ sâu

Chiều sâu tiêu chuẩn cho tủ rack treo tường là 450mm, 550mm, hoặc 600mm.

Chiều sâu điển hình cho tủ rack đứng là 600mm, 800mm, 1000mm, 1200mm…

Đơn vị tính của tủ Rack là gì?

Khi mua tủ Rack mạng chúng ta thường yêu cầu tủ 6U, 10U, 12U …. 36U, 42U. Vậy U chính là đơn vị đo kích thước tủ mạng. Vậy tủ Rack 6u là gì, tủ Rack 10u là gì, tủ Rack 42u là gì,… để biết đáp án, ta có cách thức quy đổi chuẩn của tủ như sau:

1,75 inch = 4,45 cm = 1U

Số U là một đơn vị đo chiều cao tủ được các nhà sản xuất tủ truyền thống sử dụng để xác định chiều cao của thiết bị mạng. Khi bạn thấy switch/router/ hub/ server 1U, có nghĩa là chúng cao 1U.

Khi bạn xem xét các thiết bị dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như thiết bị chuyển mạch, trung tâm, bộ định tuyến, máy chủ,…bạn sẽ nhận thấy rằng chiều cao của chúng là bội số của số U, chẳng hạn như 1U, 2U, 4U, 5U,…

Xem chi tiết hơn về số U tại đây: Định nghĩa về số U trong tủ rack và một số thông tin liên quan

0945.518.538